Tượng Đạt Ma Sư Tổ và những hình tượng

Đạt Ma Sư Tổ được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật tới Trung Quốc. Tôn tượng Đạt Ma Sư Tổ được khắc họa với bộ râu dài xồm xoàng, khoác áo choàng, đi chân trần, tay cầm thiền trượng với nhiều hình dáng khác nhau.

Đạt Ma Sư Tổ là ai?

Đạt Ma Sư Tổ được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật tới Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ngài đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm và dẫn đến việc hình thành môn võ Thiếu Lâm. Ngài cũng là người sáng lập và truyền bá Thiền Phật giáo Trung Quốc. Còn rất ít thông tin về tiểu sử của ngài, chủ yếu chỉ còn lại là truyền thuyết. Truyền thuyết về nguồn gốc của ngài cũng khác nhau, tại Trung Quốc tồn tại 2 truyền thuyết về Đạt Ma Sư Tổ, tại Ấn Độ truyền thuyết kẻ rằng Bồ Đề Đạt Ma là con trai thứ ba của một vị vua Pallava Tamil từ Kanchipuram, trong khi ở Nhật Bản truyền thuyết kể rằng Đạt Ma Sư Tổ đến từ Ba Tư.

Đạt Ma Sư Tổ là truyền nhân của Vị Tổ thứ 27, sau khi trở thành vị Tổ thứ 28, Đạt Ma Sư Tổ nghe theo lời Thầy xuất dương truyền pháp cũng như tìm hiểu thế sự, giác ngộ con người. Đạt Ma Sư Tổ xuống thuyền đi về hướng Nam Trung Hoa năm 520. Ngài đến Trung Hoa (Trung Quốc ngày nay) và gặp được vua Lương Vũ Đế. Vua Lương Vũ Đế là người sùng đạo Phật, nên ông cho xây nhiều chùa chiền, sau đó Đạt Ma Sư Tổ giảng giải với vua về việc tích đức để đời nhưng vua không lĩnh ngộ được.

Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ và một chiếc giày

tuong-dat-ma-su-to-bang-da-1

Đạt Ma Sư Tổ chỉ dùng thiền trượng để quẩy một chiếc giày mang ý nghĩa: Chiếc giày để lại mộ phần là dù con người chết đi nhưng vẫn lưu dấu trên dương thế, dấu vết đó sẽ tùy duyên mà hiện hữu hay tuyệt diệt. Còn chiếc giày được ngài mang về cõi Tây thiên chính là cõi siêu thoát. Như vậy, hình ảnh Đạt Ma Sư Tổ quẩy chiếc giày cũng là lời nhắc nhở con người muốn giải thoát thì trước tiên cần giác ngộ, loại bỏ tham, sân, si mà sống tích cực hơn với đời.

Hình tượng Đạt Ma Sư Tổ quá hải

Khi Đạt Ma Sư Tổ đến Trung Hoa để truyền đạo thì đã gặp Lương Vũ Đế, do vị vua không lĩnh ngộ được Thuyết pháp của Đức Đạt Ma, Sư Tổ xem như không có duyên vua nên từ giã ra đi. Sư tổ đi qua sông Trường Giang cuồn cuộn sóng dữ nhưng Sư Tổ chỉ lấy nhánh cỏ và bước đó qua sông. Hình tượng Sư tổ Đạt Ma quá hải là biểu tượng của sự giác ngộ cao và ý chí kiên định vững vàng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Thâm ý về cách sống: chỉ cần con người có ý chí kiên định và tinh thần phấn đấu thì sẽ có thể vượt qua mọi khó khăn, trắc trở để đạt được thành công như mong đợi.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Chat Facebook
Gọi điện ngay